Tags:

xuất khẩu

Năm 2021, lĩnh vực chế biến tôm được xem là một trong những điểm sáng của ngành công nghiệp tỉnh. Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện tốt các giải pháp vừa phòng, chống dịch vừa phát triển sản xuất phù hợp.

Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh thu mua cá tra nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, chuẩn bị nguồn hàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2022. Điều này góp phần giúp giá cá tra nguyên liệu tăng trở lại.

Năm 2021, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp tục phát triển. Qua đó, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thuỷ Hải sản Minh Phú (MINH PHU SEAFOOD CORP) cho hay, việc áp dụng sản xuất “3 tại chỗ” khiến công suất hoạt động các nhà máy của Minh Phú tại Cà Mau, Hậu Giang sụt giảm mạnh, chỉ đạt 25% công suất. Nhưng nhờ công ty chuyển sang sản xuất tôm cỡ lớn nên sản lượng được cải thiện, đạt khoảng 50%. Công ty đang tăng tốc và kỳ vọng vào những đơn hàng cuối năm.

Phí logistics tăng kỷ lục từ cuối năm 2020 đến nay đang trở thành “cơn ác mộng” của các doanh nghiệp thủy sản bởi bị tăng chi phí khiến hao hụt lợi nhuận.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn thời gian qua nhưng ngành thủy sản vẫn vượt kế hoạch xuất khẩu đề ra, đạt 8,89 tỷ USD trong năm 2021. Bước sang năm 2022, một trong những giải pháp để ngành thủy sản tiếp tục đà xuất khẩu cao hơn đó là cần thích ứng được với tất cả các thị trường.

Hoa Kỳ - nền kinh tế phát triển số 1 thế giới - dự báo là có nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam tăng cao trong năm 2022 . Nguyên do sự kiện nước này tăng gấp đôi thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu từ Ấn Độ và sự ưa chuộng của thị trường lớn, khó tính này với sản phẩm thủy hải sản Việt nói chung và tôm nói riêng.

An Giang là một trong những tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, trong đó sản phẩm lúa gạo và thủy sản là những mặt hàng chiến lược của tỉnh, đang ngày càng mở rộng về quy mô, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Trong đó, cá tra phi-lê xuất khẩu là một trong những tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

(vasep.com.vn) Theo báo cáo của FAO, nguồn cung tôm nuôi thế giới vẫn ổn định trong nửa đầu năm 2021. Trong khi nhu cầu tôm chững lại ở Trung Quốc thì nhu cầu lại tăng mạnh ở các thị trường phương tây. Nhờ sản lượng ổn định và các cơ sở chế biến XK được cải thiện, Ecuador tăng XK tôm sang các thị trường hiện có và các thị trường mới nổi. Ngành tôm Ấn Độ tiếp tục phải đối mặt với khủng hoảng Covid-19 và toàn chuỗi nguồn cung bị ảnh hưởng. Trong khi, Việt Nam và Indonesia vẫn duy trì XK ổn định nhờ nguồn cung và sản xuất hàng giá trị gia tăng ổn định.

Hơn 30 năm xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm được hệ thống phân phối tại thị trường này, nên hàng hóa bị động và phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp đầu mối ở Trung Quốc.

Thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại Mexico chỉ đạt 1,3%; vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục gia tăng xuất khẩu hàng hóa, nhất là khi Việt Nam và Mexico đều là thành viên của Hiệp định CPTPP.

(vasep.com.vn) Ngày 12/10/2021, 11 Hiệp hội đã gửi thư khẩn thiết đề nghị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lắng nghe góp ý, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp về 6 nội dung bất cập lớn tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (gọi tắt là dự thảo) đang được Bộ Tài nguyên Môi trường gấp rút hoàn thiện trình Chính phủ.

Ba tháng qua, các tỉnh ĐBSCL thực hiện giãn cách xã hội, hầu hết cá tra trong các ao nuôi đều quá lứa và người dân chưa kịp thả nuôi lứa mới. Do đó, nguy cơ Việt Nam sẽ thiếu nguyên liệu cá tra xuất khẩu cho đến quý II/2022.

(vasep.com.vn) Giá tôm nguyên liệu tại Indonesia sẽ tiếp tục tăng đến giữa tháng 10 năm nay khi các nhà chế biến tăng mua để đáp ứng các đơn hàng cho dịp nghỉ lễ cuối năm.

(vasep.com.vn) Nhờ tăng trưởng tốt trong 7 tháng đầu năm nay, EU đã vượt qua Thái Lan trở thành thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm 10,8% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. Tháng 8/2021, do giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19, sản xuất bị gián đoạn, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang EU cũng như hầu hết các thị trường đều giảm.

(vasep.com.vn) 7 tháng đầu năm nay, NK tôm vào Mỹ từ Ấn Độ và Ecuador đều tăng mạnh. Thị phần của hai nguồn cung này trên thị trường Mỹ cũng tăng. Cũng phải chịu những tác động nặng nề do Covid-19 gây ra, tuy nhiên Ấn Độ và Ecuador vẫn nỗ lực để tăng trưởng ổn định và lâu dài sang Mỹ. Tôm Việt Nam sẽ ngày càng phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh hơn với hai nguồn cung đối thủ này trên thị trường Mỹ.

(vasep.com.vn) Cuối tháng 7/2021 khi dịch Covid-19 lan nhanh từ Tp.Hồ Chí Minh xuống các tỉnh miền Tây thì các DN chế biến cá tra Việt Nam hứng chịu đầu tiên. Ngay thời điểm đó, nhiều nhà máy không thể ứng phó kịp đã phải đóng cửa hoàn toàn. Do đó, tháng 8/2021, giá trị XK cá tra Việt Nam giảm 30,66% so với tháng trước và giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2020.

(vasep.com.vn) Tôm Mỹ Latinh đã chiếm thị phần lớn ở Nam Âu, hiện đang hướng đến thị trường Bắc Âu. Điều này có thể gây áp lực lên các nhà cung cấp tôm của châu Á, theo phân tích của Willem van der Pijl- người sáng lập công ty tư vấn ngành tôm Shrimp Insights.

(vasep.com.vn) Chính phủ Ấn Độ đã lên kế hoạch thiết lập lại giá tại đầm tôm chân trắng vì sản lượng tôm cỡ nhỏ tăng cùng với những khó khăn khi XK sang Trung Quốc (thị trường NK lớn nhất loại tôm này).

Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam cho biết mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu cá ngừ trong thời gian qua vẫn có nhiều tín hiệu tích cực.